Lên kế hoạch cho 5 khoản chi trước khi mở nhà hàng

Khác với kinh doanh quán cà phê, kinh doanh nhà hàng bạn cần phải quan tâm đến nhiều vấn đề hơn và các khoản chi hơn. Khi bắt đầu chuẩn bị vốn để kinh doanh nhà hàng bạn cũng cần phải quan tâm đến những chi phi bắt buộc mà chúng tôi đề cập đến ngay sau đây.

  1. Kế hoạch kinh doanh

Một bản kế hoạch kinh doanh là điều cần thiết  để xác định các chi phí kinh doanh nhà hàng. Trong bản kế hoạch kinh doanh cần đưa ra những khoản chi tiết về : chi phí dành cho thực phẩm, trang trí và dịch vụ cũng như vị trí kinh doanh, số lượng bữa ăn phục vụ mỗi ngày. Sau khi đã lên kế hoạch kinh doanh xong bạn hãy dựa trên doanh số dự đoán của mỗi sản phẩm để xây dự một doanh số bán hàng dự kiến. Bên cạnh đó bạn cũng cần xây dựng một chi phí dự trù bao gồm các khoản sau : giấy phép, chi phí thực phẩm, huấn luyện nhân viên, chi phí phát sinh.

Nếu không muốn là một trong những nhà hàng kinh doanh thất bại do thiếu vốn dự trù bạn hãy lên kế hoạch thật cụ thể từ thời điểm hòa vốn để các chi phí hoạt động.

  1. Cơ sở vật chất

Chi phí dành cho cơ sở vật chất sẽ có sự khác nhau, tùy thuộc vào việc bạn mua hay đang thuê địa điểm kinh doanh. Nếu mua, thì đó là một nhà hàng sẵn có hay phải xây dựng mới. Đối với nhà hàng hiện có, bạn sẽ cần phải chi bao nhiêu tiền tu sửa. Nếu thuê địa điểm kinh doanh, cần phải đảm bảo rằng hợp đồng thuê đủ dài để bạn có đủ thời gian xây dựng và thu lợi nhuận. Đổi lại, một số chủ nhà sẽ trả tiền một phần cho chi phí sửa chữa đổi mới nếu bạn ký hợp đồng thuê dài hạn.

  1. Trang thiết bị

Nếu bạn tái sử dụng nhà hàng hiện có, chi phí trang thiết bị của bạn sẽ chủ yếu dành vào việc nâng cấp và bổ sung thêm những thứ bạn cần. Tuy nhiên, nếu bạn đang bắt đầu từ đầu, những mặt hàng đắt tiền nhất của bạn sẽ là các loại thiết bị như thiết bị thông gió, bếp nấu ăn và hệ thống điện nước. Trong bếp, bạn sẽ cần các quầy tủ làm lạnh, nóng, kệ, và tất cả thiết bị nhà bếp, dụng cụ nấu ăn, dự trữ. Chi phí này dao động tùy thuộc vào quy mô nhà hàng. Bạn cũng cần ngân sách cho đĩa, dụng cụ ăn uống, ly tách, và những vật dụng dành cho phục vụ, cũng như dự trù bể vỡ và các thiết bị cần sửa chữa, bảo trì.

  1. Chi phí phát sinh

Để bạn hiểu thêm về những chi phí phát sinh sẽ như thế nào chúng tôi sẽ lấy ví dụ cho bạn hiểu. Khi kinh doanh nhà hàng bạn cần phải quản lí nên cần phải chi một khoản để mau phần mền quản lí nhà hàng. Khi khách hàng đến ăn và thanh toán bằng thẻ bạn cũng cần phải chi một khoản để xử lí. Ngân sách để chi cho giấy phép kinh doanh, bảng hiệu nhà hàng, quảng cáo, nhân viên vệ sinh, đồng phục nhân viên, chi phí giặt là, in quảng cáo,…. Những khoản chi trên mà chúng tôi liệt kê cho bạn chính là những chi phí phát sinh. Bạn cần phải lên kế hoạch và một số tiền để chi cho những khoản này trong việc vận hành kinh doanh một nhà hàng ăn uống.

  1. Chi phí thực phẩm

Một khi nhà hàng đã đi vào hoạt động, chi phí lớn nhất sẽ là thực phẩm và đồ uống. Tùy thuộc vào lĩnh vực nhà hàng mà chi phí thực phẩm, đồ uống không nên vượt quá 25-40% doanh thu. Với những nhà hàng bình thường, tỉ lệ này cần phải thấp hơn nữa. Khi kinh doanh bạn cần đến một nguồn cung cấp thực phẩm cho mình. Khi nhận hàng bạn phải trả tiền cho họ nên bạn luôn phải có ngân quy để thanh toán cho đến khi việc kinh doanh của bạn có lợi nhuận.

Ngoài ra để thu hút khách hàng bạn cũng cần lên ngân sách để chạy các hương trình khuyến mãi hay các sự kiện đặc biệt.

Để có thể mua hàng tại Tam Long Group bạn có thể liên hệ:

TRUNG TÂM THIẾT BỊ QUÁN CÀ PHÊ TAM LONG GROUP

Địa chỉ: 150/7/6 Nguyễn Trãi, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM

Giờ làm việc: Thứ 2-7 từ 8h-21h, Chủ nhật từ 8h-17h

Liên hệ trong giờ làm việc: 1900 0163

Liên hệ (24/7): 0909 970 118 – tư vấn trong ngày nghỉ, lễ

Email: [email protected]