Lên chiến lược marketing hiệu quả cho quán cà phê thông qua phân tích SWOT

Để quán cà phê kinh doanh hiệu quả không thể thiếu một chiến lược marketing nhưng làm sao để có thể lên một kế hoạch marketing hiệu quả thì bạn cần phải phân tích SWOT.

Để giúp bạn kinh doanh quán cà phê được hiệu quả chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn phân tích SWOT cho quán cà phê  của mình sau đó lên một kế hoạch kinh doanh quán cà phê sao cho hiệu quả nhất trong thị trường ngày nay nhé.

  1. Định nghĩa về SWOT

Khi bắt đầu ngồi vào bàn để đưa ra một chiến lược marketing hiệu quả bạn thường vướng vào những câu hỏi như: Điểm mạnh của quán so với những quán cà phê khác như thế nào?  Những điểm yếu nào cần phải khắc phục? Cơ hội nào đang hiện hữu để quán cà phê phát triển? Những thách thức, khó khăn nào nên lường trước và vượt qua?… Ngay những lúc như thế này thì một SWOT tốt sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều.

Nhưng SWOT là gì? Mô hình của nó như thế nào? Chính xác thì nó là một công cụ hữu dụng để bạn có thể hiểu rõ được những vấn đề của việc kinh doanh. Thông qua đó, chủ kinh doanh sẽ  nhìn rõ được mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp bạn có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp bạn.

Mô hình Swot sẽ là :

  • Strengths : Điểm mạnh
  • Weaknesses : Điểm yếu
  • Opportunities : Cơ hội
  • Threats : Thách thức

  1. Xây dựng chiến lược thông qua SWOT

1. Strengths (Điểm mạnh).

Yêu cầu : Phải nêu lên được điểm mạnh đang có của quán.

Một số câu hỏi thường được dùng để đặt vấn đề:

  • Lợi thế của quán là gì?
  • Sản phẩm nào được chuộng nhất?
  • Nguồn lực nào quán cần, có thể sử dụng?
  • Ưu thế mà người khác thấy được ở quán là gì?

2.Weaknesses (Điểm yếu)

Yêu cầu: Nhìn nhận được đâu là những điểm yếu, thiếu sót của quán.

Một số câu hỏi thường dùng để đặt vấn đề:

  • Có thể cải thiện điều gì ở quán?
  • Món nào chưa làm khách hàng hài lòng?
  • Điều gì làm khách hàng không đến với quán của bạn?
  • Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình?
  • Nên đặt câu hỏi với nhân viên, khách hàng… Họ sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn.

3.Opportunities (Cơ hội)

Đây  là yếu tố tiếp thị bên ngoài có ảnh hưởng tốt đến với quán cà phê của bạn.

Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của quán và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không.

Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của quán và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.

4.Thách thức (Threats)

Là điều kiện thị trường không thuận lợi đối với quán cà phê của bạn. Nó có khả năng gây nguy hiểm khi mà quán cà phê không kiểm soát được.

Một số câu hỏi thường dùng để tìm ra vấn đề:

  • Những trở ngại nào quán đang mắc phải?
  • Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì?
  • Những đòi hỏi đặc thù về quán cà phê có thay đổi gì không?
  • Thay đổi công nghệ có ảnh hưởng tới quán hay không?
  • Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền?
  • Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ quán?

3. Ứng dụng:

Sử dụng bảng phân tích SWOT để làm cho khách hàng bị thu hút bởi những điểm mạnh và hạn chế những mặt yếu trong quán cà phê của bạn.

Để giúp bạn hiểu được ưu và nhược của SWOT chúng tôi sẽ lấy một thương hiệu cà phê lớn nhất Việt Nam Starbucks để làm ví dụ và chỉ ra cho bạn thấy.

Ưu điểm:

  • Nền tảng tài chính vững chắc (doanh thu hơn 5 tỷ USD /năm).
  • Hệ thống có gần 9000 quán cà phê trên khắp 40 nước.
  • Kinh nghiệm khi tấn công và thành công tại thị trường châu Á thái bình dương như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan.
  • Thương hiệu được giới trẻ mong đợi xuất hiện tại Việt Nam.

Nhược điểm :

  • Giá của Stabucks còn khá cao so với những những đối thủ khác trong cùng phân khúc (The Coffee Bean & Tea Leaf, Gloria Jean’s,…
  • Khó khăn về thuê mặt bằng tốt.

Cơ hội:

  • Sự mở rộng của thị trường quốc tế đang trong giai đoạn đầu, vẫn còn rất nhiều chỗ trống trong những thị trường mới nổi.
  • Tăng trưởng về thu nhập bình quân (GDP) tại thị trường Việt Nam, nhất là thị trường mục tiêu (TP.HCM).
  • Dân số trẻ: nhanh chóng thích nghi và hội nhập với văn hóa mới.

Thách thức:

  • Kinh tế suy thoái, dẫn đến sức tiêu dùng suy giảm.
  • Sở thích về hương vị cà phê truyền thống, các nhãn hiệu trong nước và nước ngoài khác tràn ngập khắp các đường phố.
  • Starbucks sẽ khó có thể mở rộng nhanh chóng để đạt lợi thế theo quy mô do thu nhập của Việt Nam vẫn còn thấp.

Thông qua những gì mà chúng tôi đã cung cấp và lấy vị dụ bạn đã có  thể phần nào tự mình lên kế hoạch cho quán cà phê của mình chưa? Chúc bạn thành công với một chiến lược hiệu quả nhé.

Để có thể mua hàng tại Tam Long Group bạn có thể liên hệ:

TRUNG TÂM THIẾT BỊ QUÁN CÀ PHÊ TAM LONG GROUP

Địa chỉ: 150/7/6 Nguyễn Trãi, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM

Giờ làm việc: Thứ 2-7 từ 8h-21h, Chủ nhật từ 8h-17h

Liên hệ trong giờ làm việc: 1900 0163

Liên hệ (24/7): 0909 970 118 – tư vấn trong ngày nghỉ, lễ

Email: [email protected]